Gia đình Thuận_Trị

Hậu phi

Mặc dù trong sổ sách Tông Nhân phủ của nhà Ái Tân Giác La chỉ ghi nhận 19 người thê thiếp của Thuận Trị Đế, các nguồn khác cho thấy ông có ít nhất 32 hậu cung[189], Trong đó, 12 người trong số họ sinh được con. Cả hai Hoàng hậu của ông, đều là thân tộc của mẹ ông là Hiếu Trang Hoàng thái hậu.

Sau cuộc chinh phạt năm 1644, những phi tần hậu cung thường được gọi bằng phong hiệu và tên gia tộc của họ, thay vì dùng tên[190].

Hoàng hậu

TênChân dungSinh mấtChaGhi chú
Thanh Thế Tổ Phế hậu
Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị
?Trác Lễ Khắc Đồ Thân vương Ngô Khắc Thiện (吴克善)Thuộc dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của người Mông Cổ, cháu gái Hiếu Trang Hoàng hậu.

Lập năm 1651 và bị phế năm 1653, do Thuận Trị Đế xung khắc với bà. Bà bị giáng xuống làm Tĩnh phi (静妃). Không rõ kết cục ra sao.

Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu
Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị
5 tháng 11 năm 1641
7 tháng 1 năm 1718
Bối lặc Xước Nhĩ Tế (绰尔济)Thuộc dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của người Mông Cổ. Cha bà là cháu trai của Hiếu Trang Hoàng hậu, bản thân bà cũng là cháu họ của cả Thuận Trị Đế và Phế Hoàng hậu. Năm 1654 bà được lập làm Hoàng hậu. Bị Thuận Trị Đế ghẻ lạnh, không con.

Sau khi Thuận Trị Đế băng hà, bà trở thành Nhân Hiến Hoàng thái hậu (仁憲皇太后) dưới thời Khang Hi Đế.

Hiếu Khang Chương Hoàng hậu
Đông Giai thị
1640
20 tháng 3 năm 1663
(23 tuổi)
Đô thống Đông Đồ Lại (佟圖賴)Thuộc dòng họ Đông Giai thị của Mãn Châu, có gia thế cực cao quý. Nhập cung vị Thứ phi và sinh duy nhất 1 đứa con là Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Sau trở thành Từ Hoà Hoàng thái hậu (慈和皇太后) dưới thời Khang Hi Đế.

Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu
Đổng Ngạc thị
1639
23 tháng 9 năm 1660
(21 tuổi)
Nội thị đại thần Ngạc Thạc (鄂碩)Phi tần được Thuận Trị Đế sủng ái nhất.

Năm 1656, bà nhập cung và được sách phong làm Hiền phi (賢妃), cùng năm thăng Hoàng quý phi. Năm 1657, Hoàng quý phi sinh hạ Hoàng tứ tử - Vinh Thân vương (荣亲王), nhưng yểu mệnh qua đời khi chưa tròn 1 tuổi. Sau cái chết của Hoàng tử, bà cũng hoăng thệ không lâu sau đó, được truy phong làm Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu.

Phi

  • Điệu phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (悼妃博爾濟吉特氏, ? - 1658), con gái Hòa Thạc Đạt Nhĩ Hãn Thân vương Mãn Châu Tập Lễ, bà là cháu gái Hiếu Trang Hoàng hậu, chị em họ của Thuận Trị Đế và Phế Hoàng hậu[191][192].
  • Trinh phi Đổng Ngạc thị (贞妃董鄂氏, ? - 1661), con gái của Nhất đẳng A đạt ha ha phiên Ba Độ (巴度), em họ của Đổng Ngạc phi. Bà là phi tần duy nhất tuẫn táng khi Thuận Trị Đế qua đời. Về sau, Khang Hi Đế truy phong làm Hoàng khảo Trinh phi (皇考贞妃).
  • Khác phi Thạch thị (恪妃石氏, ? - 1666), con gái của Lại bộ Thị lang Thạch Thân (石申).
  • Cung Tĩnh phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (恭靖妃博尔济吉特氏), con gái của Đa La Ngạch Nhĩ Đức Ni Quận vương Bác La Đặc (博罗特). Khang Hi Đế tôn phong làm Hoàng khảo Cung Tĩnh phi (皇考恭靖妃).
  • Thục Huệ phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (淑惠妃博尔济吉特氏, 1640 - 1713), em gái của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu. Năm 1654 được sách phong làm Phi (không rõ phong hiệu). Khang Hi Đế lên ngôi, tôn làm Hoàng khảo Thục Huệ phi (皇考淑惠妃).
  • Đoan Thuận phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (端顺妃博尔济吉特氏), con gái của Nhất đẳng Thai cát Bố Đạt Hi Bố (布达希布). Khang Hi Đế tôn phong Hoàng khảo Đoan Thuận phi (皇考端顺妃).
  • Ninh Khác phi Đổng Ngạc thị (宁悫妃董鄂氏), con gái của Trưởng sử Khách Tể Hải (喀济海), sinh Hoàng nhị tử Phúc Toàn. Khang Hi Đế tôn phong Hoàng khảo Ninh Khác phi (皇考宁悫妃).

Thứ phi

  • Thứ phi Trần thị (庶妃陈氏, ? - 1690), sinh ra Cung Thân vương Thường Ninh và Hoàng trưởng nữ. Khi Thuận Trị Đế sủng ái Hiếu Hiến Đoan kính hoàng hậu, Thứ phi âm mưu đố kị hãm hại, bị Hiếu Trang Hoàng thái hậu phát hiện và đày vào lãnh cung, Cung Thân vương cũng không được vào thăm. Đến thời Khang Hi Đế thì Thứ phi chết, niệm tình xưa mà Khang Hi Đế truy phong làm Hoàng thái phi.
  • Thứ phi Mục Khắc Đồ thị (庶妃穆克图氏)[193], sinh hạ Hoàng bát tử Vĩnh Cán[194].
  • Thứ phi Ba thị (庶妃巴氏), sinh Hoàng trưởng tử Ngưu Nữu và Hoàng tam nữ.
  • Thứ phi Đường thị (庶妃唐氏), sinh Hoàng lục tử Kì Thụ.
  • Thứ phi Nữu thị (庶妃钮氏), sinh Hoàng thất tử Long Hi.
  • Thứ phi Dương thị (庶妃杨氏), sinh ra Hòa Thạc Cung Khác Trưởng Công chúa.
  • Thứ phi Ngô Tô thị (庶妃乌苏氏), sinh Hoàng tứ nữ.
  • Thứ phi Vương thị (庶妃王氏), sinh Hoàng ngũ nữ.
  • Thứ phi Nạp Lạt thị (庶妃纳喇氏), sinh Hoàng lục nữ.

Con cái

11/32 phi tần của Thuận Trị sinh cho ông tổng cộng 14 người con,[195] nhưng chỉ có bốn con trai (Hoàng nhị tử Phúc Toàn, Hoàng tam tử Huyền Diệp, Hoàng ngũ tử Thường Ninh và Hoàng thất tử Long Hi) và một con gái (Cung Khác trưởng Công chúa) sống đến tuổi kết hôn. Không như những Hoàng đế Thanh triều về sau, tên các con trai của Thuận Trị không có lệ đặt cùng một tên lót.[196]

Con trai thứ ba của Thuận Trị, Huyền Diệp, kế vị ông và trở thành Hoàng đế Khang Hi (1661–1722).

Con trai

#Danh hiệuTênSinhMấtMẹGhi chú
1Ngưu Nữu[197]

(牛钮)

13 tháng 12 năm 16519 tháng 3 năm 1652 Thứ phi Ba thị
2Dụ Hiến Thân vương
(裕憲親王)[198]
Phúc Toàn

(福全)

8 tháng 9 năm 165310 tháng 8 năm 1703Ninh Khác phi Đổng Ngạc thịSau khi qua đời được ban thuỵ là Hiến (憲).
3Thánh Tổ Nhân Hoàng đếHuyền Diệp

(玄燁)

4 tháng 5 năm 165420 tháng 12 năm 1722Hiếu Khang Chương Hoàng hậuKế vị, tức Khang Hi Đế.
4Vinh Thân vương
(榮親王)
Hoàng tứ tử12 tháng 11 năm 165725 tháng 2 năm 1658 Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậuChết yểu.

Sau khi chết được truy tặng Thân vương.

5Cung Thân vương
(恭親王)
Thường Ninh

(常寧)

8 tháng 12 năm 165720 tháng 7 năm 1703 Thứ phi Trần thịBan đầu phong làm Cung Thân vương[199]. Chết không có ban thụy, con cháu không có quyền thế tập tước vị.
6Kỳ Thụ[200]

(奇授)

3 tháng 1 năm 16596 tháng 11 năm 1665Thứ phi Đường thị
7Thuần Tĩnh Thân vương
(純靖親王)[201]
Long Hi

(隆禧)

30 tháng 5 năm 166020 tháng 8 năm 1679 Thứ phi Nữu thịĐược Khang Hi phong tước vào năm 1674.

Có một người con trai tên Phú Nhĩ Hỗ Luân (富爾祜倫; 1679 - 1681) nhưng yểu mệnh; thừa tước Thuần Thân vương.

Không có thừa tự.

8Vĩnh Cán

(永幹)

23 tháng 1 năm 16602 tháng 12 năm 1667Thứ phi Mục Khắc Đồ thị

Con gái

Trước khi triều đình Mãn Thanh đến đóng ở Bắc Kinh năm 1644, phụ nữ Mãn Châu thường sử dụng tên thật, nhưng sau năm 1644, những cái tên này "biến mất khỏi các hồ sơ lưu trữ và phả hệ."[190] Chỉ sau khi những cô gái hoàng tộc này đến tuổi trưởng thành và kết hôn thì họ mới được trao phong hiệu và về sau thường được biết đến với phong hiệu này.[190] Mặc dù 5/6 Hoàng nữ của Thuận Trị hoàng đế chết khi còn nhỏ, nhưng tất cả họ đều xuất hiện trong phả hệ gia đình Ái Tân Giác La.[190]

#Danh hiệuSinhMấtMẹGhi chú
1Hoàng trưởng nữ22 tháng 4 năm 165222 tháng 11 năm 1653 Thứ phi Trần thị
2Hòa Thạc Cung Khác Trưởng Công chúa
(和碩恭愨長公主)
19 tháng 1 năm 165426 tháng 11 năm 1685[202]Thứ phi Dương thịNăm 1667 thành hôn với Nột Nhĩ Đỗ (訥爾杜) thuộc Qua Nhĩ Giai thị[203].
3Hoàng tam nữ[204]30 tháng 1 năm 1654khoảng 3 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1658Thứ phi Ba thị
4Hoàng tứ nữ[205]9 tháng 1 năm 1655khoảng 20 tháng 1 đến 17 tháng 2 năm 1662Thứ phi Ô Tô thị
5Hoàng ngũ nữ6 tháng 2 năm 1655khoảng 1 tháng 1 đến 29 tháng 1 năm 1661 Thứ phi Vương thị
6Hoàng lục nữ11 tháng 11 năm 16571662 Thứ phi Nạp Lạt thị

Con gái nuôi

Danh hiệuSinhMấtChaHôn phuGhi chú
Hòa Thạc Hòa Thuận Công chúa
(和硕和顺公主)
16481691Thừa Trạch Dụ Thân vương Thạc Tắc (硕塞; 1629 - 1655)Thượng Chi Long (尚之隆), con trai của Bình Nam vương Thượng Khả Hỉkết hôn năm 1660.
Hòa Thạc Nhu Gia Công chúa
(和碩柔嘉公主)
16521673An Hòa Quận vương Nhạc Lạc (岳樂; 1625 - 1689)Cảnh Tụ Trung (耿聚忠), cháu của Tĩnh Nam vương Cảnh Trọng Minh[206]kết hôn năm 1663.
Cố Luân Đoan Mẫn Công chúa
(固倫端敏公主)
16531729Giản Thuần Thân vương Tế Độ (濟度; 1633 - 1660)Ban Đệ, Thân vương của Khoa Nhĩ Thấmkết hôn năm 1670, ban đầu phong Hòa Thạc Đoan Mẫn Công chúa (和硕端敏公主), sau Ung Chính tấn tôn Cố Luân Công chúa năm 1723.